Trang chủ Bài viết chia sẻ Phỏng vấn

Những lợi ích của phỏng vấn trắc nghiệm

Hình thức phỏng vấn trắc nghiệm được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1918. Từ đó trở đi, đây trở thành một hình thức phỏng vấn được nhiều nhân viên tuyển dụng lựa chọn để tìm kiếm ứng viên tài năng nhất.

Theo một khảo sát tại Mỹ, khi phỏng vấn bằng các hình thức thông thường số nhân viên yếu lên đến 26%. Trong khi đó, phỏng vấn bằng hình thức trắc nghiệm thì con số đó giảm xuống còn 5,5%; điều này chứng tỏ rằng một số hình thức trắc nghiệm sẽ không làm nổi bật được hết tính cách của ứng viên.

Lợi ích khi phỏng vấn trắc nghiệm

Lợi ích khi phỏng vấn trắc nghiệm

Lợi ích của phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm đem lại cho công ty nhiều lợi ích như sau:

  • Tiên đoán ứng viên có thể thành công trong việc làm tới mức độ nào.
  • Khám phá được những khả năng hay tài năng đặc biệt của ứng viên, mà đôi lúc ứng viên cũng không hề hay biết.
  • Kết quả chính xác hơn phương pháp phỏng vấn vì sẽ giới hạn phần nào thành kiến hay khuynh hướng của người phỏng vấn.
  • Giúp cho công ty hay bất cứ tổ chức nào tìm được các sắc thái đặc biệt về cá tính, cũng như năng khiếu tiềm ẩn của từng ứng viên.
  • Giúp tìm ra những ứng viên có những đặc điểm giống nhau hoặc ít ra không dị biệt quá để xếp họ làm việc chung cùng một lãnh vực. Và chính việc sắp xếp này, các nhân viên có dịp phát triển nhanh mối quan hệ. Nguyên tắc làm việc thành nhóm – gọi là nhóm năng động (Dynamic Groups) – càng ngày càng được các nhà quản trị lưu tâm và phát triển.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất vì công ty tuyển được người có năng suất lao động cao.

Phương pháp này có rất nhiều mục đích tùy theo người sử dụng vạch ra. Riêng trong lĩnh vực quản trị nhân viên, việc áp dụng phương pháp này không ngoài mục đích tuyển dụng người thích hợp với công tác được giao và nhờ thế công ty sẽ đạt được kết quả như:

  • Giảm bớt chi phí về huấn luyện vì khi biết năng khiếu của họ, công ty chỉ việc phát triển khả năng đó lên chứ không phải huấn luyện người mà ta không biết họ có năng khiếu gì.
  • Giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh do sơ sót, yếu kém của nhân viên.
  • Rút ngắn thời gian tập sự của nhân viên.
  • Nhân viên được thăng thưởng một cách hợp lí.
  • Nhân viên được giao cho việc đúng khả năng.
  • Giảm bớt được tình trạng nhân viên tự nghỉ việc hoặc buộc thôi việc do không thích hợp với công việc.

Bài viết liên quan

Top địa điểm
Copyright @ 2025 Total Business Support
WordPress Themes