Trang chủ Bài viết chia sẻ Công việc

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN

Nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự gắn bó với nền kinh tế Nhật Bản thông qua các dự án hợp tác và đầu tư. Ngay từ những năm 50, cùng với việc thực hiện chính sách ngoại giao chính trị, Nhật Bản đã tiến hành các dự án đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, qua đó tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho nhân sự các nước tại các công ty Nhật. Hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt nguồn từ các công ty xuyên quốc gia, chuyên cung cấp nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết tháng 5/2014, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn 35,57 tỷ USD đăng kí tại Việt Nam, tiếp theo sau đó là Hàn Quốc và Singapore tương ứng với 31,01 và 30,33 tỷ USD. Theo khảo sát thực trạng hoạt động của các DN Nhật Bản ở khu vực châu Á của Tổ chức xúc tiến thương mai Nhật Bản ( JETRO), 70% DN Nhật tiếp tục coi Việt Nam là thị trường ưu tiên quan trọng nhất cần duy trì chiến lược mở rộng hoạt động trong năm 2014, vượt qua các đối thủ lớn nhất trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư là Indonesia, Thái Lan và Phillippines. Điều này thể hiện rõ qua hai khía cạnh trong đầu tư của Nhật, bao gồm số lượng vốn đầu tư và cơ cấu FDI theo ngành.

  1. Số lượng vốn đầu tư:

Khối lượng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tiếp tục có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến năm 1993, FDI của Nhật Bản vào các nước này tăng từ 7,8% đến 11,33%. Đến năm 1994, tổng số vốn đầu tư này đã lên tới 5,13 tỷ USD. Trong năm 2014, con số này đã lên đến 35,57 tỷ USD, tương đương với 12,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và 54% đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Châu Á. Có được điều này là do sau thoả thuận Plaza, đồng Yên lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền ASEAN, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài một mặt bị mất tính cạnh tranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổi sang đồng Yên bị giảm đi rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Điều này làm gia tăng xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các nước Châu Á láng giềng, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản. Kết quả là dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN ngày một tăng lên.

Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

  1. Cơ cấu FDI của Nhật Bản theo ngành ở các nước ASEAN

FDI của Nhật bản vào Việt Nam và các nước ASEAN tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu:

+ Lĩnh vực chế tạo: gồm những ngành sản xuất vật chất.

+ Phi chế tạo: những ngành dịch vụ, xây dựng và khai khoáng.

Trong đó, các nhà đầu tư Nhật chú trọng vào lĩnh vực chế tạo ở các nước Đông Nam Á hơn là lĩnh vực phi chế tạo, bởi các nhà đầu tư đang vận động đề ra các chính sách hấp dẫn thu hút nguồn nhân tài là lực lượng kỹ sư có lợi cho lĩnh vực này. Bảng sau tóm tắt một số năm cho chúng ta thấy FDI của Nhật Bản vào ngành chế tạo là rất lớn.

Năm

Khu vực FDI (%) Ngành chế  tạo (%) Chế tạo/TổngFDI(%)

1995

ASEAN

10,3

16,0

75,0

Thế giới

89,7

84,0

36,7

1997

ASEAN

14

22,0

67,5

Thế giới

86

88,0

35,8

1998

ASEAN

9,7

17,7

54,0

Thế giới

92,3

92,3

30,0

1999

ASEAN

5,8

5,70

60,9

Thế giới

94,2

94,3

63,4

Bài viết liên quan

Top địa điểm
Copyright @ 2023 Total Business Support
WordPress Themes